MeNu

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Những điều cần biết về phần cứng máy tính

1.1 Bộ nguồn (PSU)
   Như các bạn đã biết 1 cái máy nào cũng cần có bộ nguồn để cung cấp điện cho nó hoạt động. Máy tính cũng vậy. Hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 bài viết sưu tầm đựơc về bộ nguồn. Các đừng xem thường nó nhé. Đã có rất nhiều người máy tính do bị thiếu nguồn dẫn đến cháy main rồi đấy.

***********bài viết này của 1 thành viên có nick là alohavn trên forum gamethu.net.
Máy vi tính cá nhân ngày càng “hút” điện , đặc biệt từ khi ra đời những công nghệ mới như : Ram dual-channel , đĩa cứng RAID , đồ họa SLI/CrossFire , dual monitor , … Bộ nguồn lúc này đã trở thành 1 thiết bị quan trọng trong việc nâng hay mua máy mới . Một bộ nguồn thiếu ổn định có thể làm cho cả hệ thống hoạt động chậm chạp hoặc nguy hiểm hơn là có thể làm hư 1 số thiết bị phần cứng . Tác giả đã từng bị gặp phải tình trạng này khi sử card đồ họa SLI với 1 bộ nguồn theo case , kết quả là bộ nguồn đó đã không thể nào “gánh” nổi . Hôm nay , alohavn sẽ có 1 bài viết để các bạn có thể tính được công suất của 1 hệ thống PC cũng như tìm cho mình 1 bộ nguồn thích hợp cho chiếc PC của mình .

Cách tính công suất :
Cách đơn giản nhất để tính tổng công suất của hệ thống là cộng công suất của tất cả các thiết bị riêng rẽ lại sau đó thêm vào kết quả cuối cùng 30% giá trị an toàn . Bảng phía dưới thể hiện công suất của 1 vài thiết bị thông dụng hiện nay .

Bảng công suất tiêu thụ của các thiết bị phần cứng :

Thiết bị Công suất (watts)
---------------------------------------------
CPU
---------------------------------------------
AMD Athlon 64/64 FX 90 – 100
AMD Thunderbird 50 – 60
AMD Athlon XP 50 – 80
AMD Duron 40 – 60
Intel Pentium 4 60 – 100
Intel Pentium III 25 – 40
Intel Celeron 30 – 60
---------------------------------------------
CARD ĐỒ HỌA
---------------------------------------------
Phổ Thông 25
Cao cấp 30 – 100+
---------------------------------------------
CÁC THIẾT BỊ KHÁC
---------------------------------------------
Bo mạch chủ 18 – 28
Ổ quang (CD/DVD ROM) 25 – 35
Ổ đĩa cứng 25
RAM(đơn) 7 – 12
Thiết bị USB/FireWire 5 – 10
không tự cấp nguồn
Card âm thanh 5 – 10
Thiết bị dùng khe PCI 5
Ổ đĩa mềm 5
Quạt làm mát 3
Bàn phím và chuột 6



Các bạn cũng có thể tham khảo tính năng Powe Wattage Calculator tại Website www.jscustompcs.com/power_supply/
Nếu tổng công suất hệ thống yêu cầu(đã cộng hệ số an toàn 30%) vẫn thấp hơn công suất tối đa của bộ nguồn , máy tính của bạn sẽ hoạt động an toàn và hiệu quả .

Chọn mua bộ nguồn :
Hiện nay , trên thị trường đa số cáccửa hàng bán nguồn theo case đây là những bộ có xuất xứ từ Trung Quốc chất lượng không tốt và công suất không phải là công suất thực (ví dụ : 1 bộ nguồn 350W thực chất công suất thực chỉ khoảng 250W) . Khi đã quyết định chọn 1 bộ nguồn tốt , ổn định thì các bạn đừng nên tiếc tiền , hãy chọn những bộ nguồn do các nhà sản xuất nổi tiếng như CoolerMaster , Antec , Acbel , … Tôi tin rằng bạn sẽ không phải hối tiếc khi sử dụng 1 bộ nguồn “hàng hiệu” .
Bạn cũng cần lưu ý bộ nguồn mới phải có đầy đủ các đầu nối như bộ nguồn cũ , và tốt nhất là có thêm vài đầu nối dự phòng cho việc nâng cấp trong tương lai . Hầu hết các bo mạch chủ dùng nguồn ATX đều sử dụng đầu nối 20 hoặc 24 chân(pin) . Hãy kiểm tra cẩn thận các thông số này trên tài liệu đi kèm thao máy hay trên website của nhà SX bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng .
Tiến hành nâng cấp :
Để thay 1 bộ nguồn mới , trước hết hãy tháo cáp nguồn cho máy tính , tự tiếp đất cho cơ thể bằng cách chạm tay vào 1 vật bằng kim loại hay đeo vòng khử tĩnh điện . Sau đó , mở thùnh máy và lần lượt tháo các đầu nối điện giữa bo mạch chủ và các thiết bị với bộ nguồn , sau đó tháo các con ốc giữ bộ nguồn và nhẹ nhàng nhấc nó ra ngoài . Bước cuối cùng là thực hiện các thao tác vừa làm theo trình tự ngược lại với bộ nguồn mới .

- Với 1 số thông tin trên alohavn hy vọng các bạn có thể tìm được bộ nguồn ưng ý cho chiếc PC của mình . Một chiếc máy tính tốt là một chiếc máy tính hoạt động ổn định và không bao giờ thiếu nguồn .


************* bài viết này của 1 bạn nick là diepvn trên forum gamethu.net
1 số bộ nguồn phổ biến trên thị trường VN và giá cả luôn cho mọi người đây :

Cooler Master Real Power 450W ATX 2.01 24 pins $70
Cooler Master Real Power 380W ATX 2.01 24 pins $40
Acbel 550W ATX 2.0 24 pins, blue led fan 120mm $115
Acbel 500W ATX 2.0 24 pins, blue led fan 120mm $100
Acbel 400W ATX 2.0 24 pins, fan 120mm $47
Acbel 350W ATX 2.0 24 pins, fan 120mm $30
Acbel 300W ATX 2.0 20+4 pins $20
Rẻ hơn thì có Colorsit Atrix 500T 700W $40
1.2 Ram

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ram 1 chút. Một cây Ram gồm 1 số thông số cơ bản như sau:
- Loại ram ( SDRAM, DDRAM )
- Dung lượng (64M, 128M, 256M, 512M, 1G...)
- Bus
- CAS

Chắc nhiều bạn đã biết về 3 mục đầu tiên. Hôm nay mình xin trình bày về CAS của Ram.

CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột). Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc).Còn 1 khái niệm nữa là RAS (Row Adress Strobe)là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.

Khái niệm độ trễ(Latency) biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần. có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi'.
Cách thức bộ nhớ làm việc: đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS,sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, sẽ phải tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu mới được tìm thấy. Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS 3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.

Trên lý thuyết CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, nhưng thực tế không đến mức như vậy bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như:

+ Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.

+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.

+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).

Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng. Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3. Nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu.

( Tham khảo từ PC World VN ) Bài viết này trích từ gamethu.net
1.3 CPU
   Sáng hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử các loại CPU của Intel và AMD





1.4 GPU (card màn hình)
  Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử các loại card màn hình.

Chúng ta cùng bắt đầu với GPU của Nvidia






Tiếp theo là GPU của Ati






( Những hình ảnh này trích từ gamethu.net theo bài viết của Gerlesion)
Thứ tự về sức mạnh của từng loại card màn hình cũng sắp theo thứ tự từ trên xuống dưới 



 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét