Phân Cứng >> Khái quát về AMD
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) (NYSE:AMD) là nhà sản xuất linh kiện
tích hợp bán dẫn có trụ sở tại Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. AMD là
nhà sản xuất bộ vi xử lý (CPU) x86 lớn thứ hai thế giới sau Intel và là
một trong những nhà sản xuất bộ nhớ flash hàng đầu trên thế giới; ngoài
ra AMD còn sản xuất chipset và các linh kiện điện tử bán dẫn khác.
Lịch sử:
AMD
thành lập năm 1969 từ một nhóm kỹ sư thành viên tách ra từ Fairchild
Semiconductor, trong số đó có cả Jerry Sanders; ngày nay AMD trở thành
một công ty đa quốc gia với hàng chục ngàn nhân viên tại châu Âu, Nhật
Bản, Hoa Kỳ... với tổng doanh số (2003) là 3,5 tỷ đôla Mỹ.
AMD
nổi tiếng với dòng sản phẩm Athlon cho thị trường cao cấp và Duron cho
thị trường cấp thấp giá rẻ. Một số linh kiện của các thế hệ đời trước
của máy tính Apple cũng do AMD cung cấp. Thế hệ vi xử lý mới nhất của
hãng hiện nay (đời thứ 8) hỗ trợ tập lệnh mở rộng AMD64 cho điện toán
64 bit là AMD Athlon 64 cho thị trường máy tính để bàn và AMD Opteron
cho thị trường máy chủ và trạm làm việc.
Năm 2007 AMD đã mua lại
hãng sản xuất chip đồ hoạ: ATI Technologies càng làm đa dạng thêm các
sản phẩm của mình.Hiện nay ATI đang có model card đồ họa mạnh nhất thế
giới ATI Radeon HD 5970.Cho đến hiện tại đối thủ chính trên thị trường
đồ họa là NVIDIA vẫn chưa thể phản công.
AMD mạnh nhất về sản
xuất chip CPU và có thế mạnh trong thị trường máy tính sau Intel. Và
chúng ta sẽ cùng lược sử các danh mục Chip xử lý của hãng này nhé!
Danh mục các dòng chíp:
Dòng
chíp 64 bít được AMD khai phá và phát triển mạnh mẽ. Bộ xử lý Althlon
ra đời với thành công rực rỡ và Intel cũng bắt tay vào phát triển chíp
64 bit.
Chúng ta sẽ bỏ qua các thế hệ CPU trước kia, chỉ tập trung
các dòng chíp hiện tại đang được bán trên thị trường gồm có: Semprom,
Althlon, Althlon X2, Althlon II, Phenom, Phenom II.
-Semprom là
dòng chíp nhắm vào bình dân, nên cũng không có gì đáng kể ở đây, nó
được tích hợp công nghệ Hyper Transport , công nghệ này chỉ có trong
AMD.
-Althlon: Dòng chíp đơn nhân này được phát triển với 2 loại cả 32 bit và 64 bit.
-Althlon
X2: Dòng chíp Dual Core này phát triển tiếp theo là khởi đầu của thế hệ
đa nhân. Với sự tích hợp đa nhiệm vụ giúp quá trình xử lý nhanh hơn.
Tích hợp thêm công nghệ AMD PowerNow, cho phép tiết kiệm điện năng.
Với các model như : 3600, 3800, 4000, 4200, 4600, 4800, 5000, 5200, 6000, 7450, 7550 ...
Bức ảnh trên là của model 5000+.
-Althlon
II: Dòng chíp này ra đời đánh bật Althlon X2 và các thế hệ trước bởi bộ
xử lý 2 nhân. Với ưu điểm vượt trội về tính năng xử lý, giả cả rẻ và độ
bền bỉ cao.
Gồm các phiên bản Althlon II X2, Althlon II X3, Althlon II X4.
+Althlon
II X2, với bộ nhớ catche L2 1M(hơi thấp) công suất tiêu thụ điên giao
động từ 45w-65w, xung nhịp xử lý từ 2600-3000MHz. Loại X2 này nhắm vào
thị trường bình dân giá rẻ các bạn có thể sở hữu nó với giá 1,2-1,4
triệu.
+Althlon II X3: Gồm 3 nhân và được ẩn đi một nhân, được xây dựng trên công nghệ 45nm, tốc độ xung nhịp từ 2400MHz-3000Mhz.
Công
xuất tiêu thụ tùy theo Model, giao động từ 45W-95W. Rất phù hợp vói các
chàng trai thích ep xung và bber khóa chíp vì có một chíp ẩn. Ở việt
nam, giá của nó từ 1,6-,1,7 triệu.
+Althlon II X4: Bộ xử lý này ưu
biệt hơn hẳn với 4 nhân, với tốc độ từ 2200MHz tới 2900MHz. Công suất
tiêu thụ điện năng là 45W hoặc 95w.
Với
Model 635 rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các Model trước đó, tuy
rằn không có bộ nhớ Catche L3 như Core i3 của Intel nhưng nó được so
sánh ngang ngửa với Core i3.
Phân Cứng >> Theo dòng phát triển CPU Core của Intel
-Các bạn thấy rằng chỉ trong 4 năm, sự phát triển của chíp Core được thay đổi liên tục, và Intel ra tăng sự phát triển này nhằm cạnh tranh với chíp đa nhân của AMD.
-Đầu tiên là dòng Core Solo được ra đời với 2 nhân nhưng chỉ active(hoạt động) 1 nhân. Và đây là bước ngoặt lớn của Intel để phát triển các dòng chíp đa nhân sau này.
-Chíp Core Duo là loại chíp chỉ có 2 nhân và 1 nhân chết:
Bộ nhớ Catche L2 chỉ với 2M nhưng điện áp thì cực kì thấp sản xuất trên công nghệ 65nm.
-Phát triển tiếp đột phá lên Core 2 Duo với 2 nhân hoạt động. Từ dòng phát triển Core 2 Duo, chíp đa nhân của Intel với thế mạnh đa luồng được sử dụng, và bạn sẽ thấy sự khác biệt so với chíp Due Core:
Với bộ nhớ catche L2 2M-6M tùy theo nhu cầu của khách hàng, và dĩ nhiên nhiệt độ của nó sẽ cao hơn Core Duo vì 2 nhân mà. Nhưng các bạn lưu ý rằng, công suất tiêu thụ CPU Core 2 Duo của Intel thấp hơn nhiều so với của AMD, trong khi 2 nhân của AMD luôn chiếm giữu con số từ 80w - 100w thì Intel như các bạn thấy nó từ 20w-65w.
- Chúng ta sẽ thấy sự tiến triển mạnh mẽ về giảm công suất và nhiệt độ của CPU. Đó là những nhu cầu tất yếu của các khách hàng.
-Tiếp theo là Core 2 Quad với 4 nhân nhưng nó được ẩn 2 nhân. Ưu điểm của nó so với core 2 Duo là bộ nhớ Catche được nhân lên gấp 2 lần:
nhưng bù lại công suất tiêu thụ của loại này cũng khá cao.
-Sự phát triển tiếp của 2 nhân là Core 2 Duo Extream, là bộ xử lý tốt hơn các dòng Core 2 Duo trên. Chúng được tích hợp bộ nhớ Catche cao từ 4M - 8M, đồng thời tần số xung nhịp cao hơn 2 loại trên, công thêm sự tích hợp của bẻ khóa xung nhịp:
-Sự phát triển tiếp theo là dòng chíp Core i3: Dòng chíp này phát triển trên công nghệ 32nm, tuy công nghệ có vẻ thấp hơn Core 2 Duo nhưng nó lại có sự hỗ trợ rất nhiều các tính năng mới như thêm các mã lện xử lý, tăng tần số xung nhịp. Các bạn thương nghĩ rằng Core i3 là chíp có 3 nhân nhưng thực ra nó chỉ có 2 nhân và được chia là 3 brand:
Core i3 của Intel nhằm vào thị trường giá rẻ, và phù hợp với chúng ta. Với sự tích hợp đa luồng và GPU cho phép các kiêt xuất hình ảnh tốt hơn. Dĩ nhiên GPU đều được tích hợp trên các dòng chíp khác. Có thể nói tóm tắt rằng: GPU là cách xử lý dự liệu để hiện lên màn hình.
-Đánh vào thị trường tầm trung có Core i5: Dòng chíp này dùng 4 nhân hoặc 2 nhân.
Với công suất cũng khá cao và cũng được chia làm 2 loại: Một dành cho giá rẻ hơn với 2 nhân, dĩ nhiên công suất tiêu thụ điện giảm hơn đáng kể 18w-35w. Một hành cho giá cao hơn nhưng tốn điện nhiều hơn.Bộ nhớ catche L3 lên tới 8M.
-Core i7 là thế hệ tiếp theo của dòng chíp đa nhân với thị trường nhắm vào các khách hàng tầm cao. Khi nhu cầu cần xử lý dữ liệu mạnh mẽ, kiết xuất đồ họa nhanh. Với các thiết kế 6 nhân, 4 nhân và 2 nhân, bộ xử lý này mạnh mẽ và hoàn thiện.
Với bộ nhớ Catche L3 lên tới 12M và tích hợp các tính năng mạnh mẽ hiện thời của Intel, Multi Thread...sẽ làm cho chúng ta thèm muốn sở hữu nó. Nhưng giá thì quá cao với chúng ta.
Phân Cứng >> Khái quát CPU Core i của Intel
Cùng nhau tìm hiểu và phân biệt các dòng sản phẩm mới ra mắt của Intel trong năm 2010.
Không
thể phủ nhận rằng, Intel là nhà sản xuất bộ vi xử lý hàng đầu thế giới
với các sản phẩm đa dạng cho từng nhu cầu của khách hàng. Các dòng sản
phẩm Intel Pentium, Dual Core, Core 2 Duo và mới nhất là dòng Core i đã
trở nên quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, khi chọn cho mình một bộ
vi xử lý phù hợp, người tiêu dùng không khỏi bối rối với quá nhiều nền
tảng và tên sản phẩm.
Trong
bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt các dòng sản phẩm
Intel Core i3, i5, i7. Qua đó, bạn có thể chọn cho mình một bộ máy tính
có cấu hình phù hợp với nhu cầu. Các dòng Intel Core i3, i5, i7 đều có
cùng kiến trúc Nehalem nhưng khác nhau về công nghệ, số nhân, số luồng
xử lý, bộ nhớ đệm, băng thông giao tiếp, và các công nghệ độc quyền.
Dòng sản phẩm i3 dành cho người dùng phổ thông, i5 dành cho thị trường
tầm trung và i7 dành cho thị trường cao cấp.
Intel Core i3-500
Series
Core i3-5xx có 2 dòng sản phẩm là i3-530 và i3-540 với tên mã
Clarkdale. Cả hai loại CPU này đều được sản xuất trên nền tảng công
nghệ 32nm (nanomet) với 2 nhân độc lập và có 4 MB SmartCache, tốc độ từ
2.9 đến 3.6 GHz. Không chỉ vậy, i3-530 và i3-540 đều hỗ trợ công nghệ
siêu phân luồng độc quyền của Intel là Hyper-Threading*.
Intel Core i5-600
Series
Core i5-6xx có các dòng sản phẩm là i5-650, i5-660, i5-661, i5-670 cũng
sở hữu tên mã là Clarkdale. 4 loại CPU này được sản xuất trên tiến
trình 32nm với 2 nhân độc lập và nhân đồ họa tích hợp trên CPU. Dòng
sản phẩm này được trang bị 4MB SmartCache, tốc độ từ 3.20 đến 3.46 Ghz.
Đây là dòng sản phẩm hướng đến các khách hàng tầm trung và phổ thông
nên được trang bị hai công nghệ độc quyền của Intel là Turbo Boost** và Hyper-Threading.
Intel Core i5-700
Dòng
Intel Core i5-7xx có tên mã là Lynnfield và bao gồm các dòng sản phẩm
i5-750, i5-750s và i5-760. Series CPU này được sản xuất trên tiến trình
45nm, nhưng khác với dòng Core i5-6xx, Core i5-7xx có 4 nhân xử lý. Mặc
dù vậy, Series CPU này không được hỗ trợ bởi công nghệ siêu phân luồng
Hyper-Threading. Do đó, các con chip Core i5-7xx chỉ có 4 luồng xử lý
thực duy nhất. Bắt đầu từ dòng sản phẩm i5, Intel chỉ hỗ trợ bộ nhớ Ram
với cấu hình chạy song song Dual Channel.
Intel Core i7-800
Các
dòng sản phẩm Core i7-860, i7-860s và i7-870 cũng có tên mã là
Lynnfiled và sản xuất với tiến trình 45nm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là
chip Core i7-8xx sở hữu 8MB SmartCache và chỉ hỗ trợ bộ nhớ Ram chay
song song Dual Channel. Giống với các dòng trước, dòng sản phẩm core
i7-800 sử dụng socket LGA1156 nhưng đây là dòng sản phẩm hướng đến
người dùng cao cấp của Intel nên được trang bị 4 nhân với 8 luồng xử lý
song song và công nghệ TurboBoost
Intel Core i7-900
Có
tên mã là Bloomfield với các bộ vi xử lý mang số hiệu i7-920, i7-940,
i7-950 và i7-960. Giống với dòng i7-8xx, Intel Core i7-9xx cũng được
sản xuất trên tiến trình bán dẫn 45nm, hỗ trợ bộ nhớ ba kênh, bộ nhớ
đệm thông minh SmartCache 8MB. Nhưng so với các dòng Core i khác thì bộ
vi xử lý intel i7-9xx sử dụng băng thông giao tiếp QPI (QuickPath
Interconnect) và socket 1366, còn các Core i khác thì sử dụng socket
LGA 1156 và giao tiếp DMI (Direct Media Interface). Là bộ vi xử lý dành
cho thì trường người dùng cao cấp nên Core i7-9xx được trang bị những
công nghệ tốt nhất của Intel là TurboBoost hay Hyper-Threading.
Intel Core i7 Extreme Edition
Với
các dòng sản phẩm với mã là i7-975 EE, i7-980X-EE, Series Core i7-9xx
EE là bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất của Intel với 6 nhân (12 luồng xử lý)
sản xuất theo công nghệ 32nm có tên mã là Gulftown và 12MB SmartCache
dùng chung. Đây là sản phẩm siêu cao cấp của Intel thay thế cho quái
vật Bloomfield và là sản phẩm chứng tỏ đẳng cấp của hãng sản xuất vi xử
lý lớn nhất thế giới Intel.
*Hyper-Threading:
công nghệ cung cấp 2 luồng (Thread) trên mỗi nhân, tức là nhân đôi số
tác vụ mà một bộ vi xử lý có thể thực thi.
**Turbo
Boost: công nghệ nâng hiệu suất máy tính và giúp hệ thống hoạt động
nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin. Công nghệ này hoạt động bằng cách
tự động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu
cầu xử lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét